Chi tiết bài viết - Sở giao thông Vận tải
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức
- Kênh dùng chung
- Công tác Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông
- Công tác Quản lý vận tải, phương tiện và người lái
- Công tác Quản lý chất lượng công trình giao thông
- Công tác An toàn giao thông
- Công tác Văn phòng - Pháp chế - Thanh tra
- Công tác Công đoàn - Đoàn thanh niên
- Báo cáo tài chính năm 2023
- Danh mục Dự án, Chương trình, Kế hoạch, Quy hoạch
- Thủ tục hành chính
- Lịch công tác
- Phản ánh hiện trường
- Thư viện
- QUYẾT ĐỊNH V/v công nhận kết quả và cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe KHOÁ...
- QUYẾT ĐỊNH V/v công nhận kết quả và cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe KHOÁ...
- Thông báo thí điểm cấp Phiếu LLTP trên VNeID
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 132
Tổng lượt truy cập: 339.418
Sự cần thiết phải thay thế cát tự nhiên bằng cát nghiền trong thành phần vữa bê tông xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Quản trị hệ thống Sở GTVT
- 04/10/2023
- 981 lượt xem
Sự cần thiết phải thay thế cát tự nhiên bằng cát nghiền trong thành phần vữa bê tông xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Thạc sỹ.Nguyễn Đức Hà - PGĐ Sở SỞ GTVT.
KS.Trần Hữu Sửu- Trưởng Phòng QLCL CTGT
KS.Phạm Minh Thành- Chuyên viên Phòng QLCL CTGT
Trong những năm qua, các cấp, các ngành của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng đã ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh; trong đó nhiều công trình đường bộ đầu tư với loại mặt đường bê tông xi măng tạo điều kiện lưu thông an toàn và thuận lợi. Để đảm bảo chất lượng mặt đường bê tông xi măng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ khai thác sử dụng lâu dài, hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác và sửa chữa khắc phục tốn kém, ngoài vấn đề nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, khảo sát thiết kế phải đảm bảo quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật, chính xác thì vật liệu để sản xuất bê tông xi măng gồm cốt liệu lớn (đá dăm, sỏi), cốt liệu nhỏ (cát), xi măng, nước đòi hỏi tuân thủ chất lượng cốt liệu chặt chẽ theo các tiêu chuẩn hiện hành. Trong đó, cát là một trong những vật liệu chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng bê tông.
Với nhu cầu đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn cát thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và khan hiếm một cách nghiêm trọng. Chất lượng và trữ lượng cát tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào tình hình mưa lũ, bồi lắng trên các sông suối; trong những tháng mưa lũ thì dòng chảy mang theo nhiều cát phù sa dẫn đến cát chứa nhiều tạp chất, nếu mùa khô kéo dài hoặc không có lũ thì trữ lượng cát cũng suy giảm. Giá thành cát ngày một tăng cao và trữ lượng cát ở các mỏ quy hoạch không đáp ứng nhu cầu sử dụng, dẫn đến bên cạnh việc khai thác cát thiên nhiên được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, tình trạng khai thác trái phép có thể diễn ra gây sạt lở và ô nhiễm môi trường, chất lượng cát khai thác trái phép không đảm bảo chất lượng có thể trà trộn với cát được cấp phép để thâm nhập vào công trường có thể không có sự kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng.
Để giải quyết vấn đề này, sản xuất và sử dụng cát nghiền từ đá (cát nghiền) đang là một trong các giải pháp tối ưu để thay thế. Cát nghiền là loại cát được nghiền nhỏ từ đá tự nhiên như đá vôi, đá ong, đá granit, cuội sỏi .. có modul độ lớn hạt tương đương với cát tự nhiên, và đang được dùng phổ biến trên thế giới thay thế cho nguồn cát tự nhiên. Ở Nhật Bản, cát nhân tạo đã được sử dụng cách đây từ 40 năm để bảo vệ tài nguyên và thân thiện với môi trường; ngay cả ở nước bạn Lào cũng đã xây dựng chủ yếu bằng cát nghiền từ đá. Ở nước ta, vấn đề cát nghiền đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, điển hình có các đề tài như sau: Đề tài: Nghiên cứu cát nhân tạo sử dụng trong bê tông và vữa xây dựng; Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quang Cung; Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Khoa học công nghệ Vật liệu xây dựng; Đề tài “Nghiên cứu, tìm nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thay thế cát lòng sông trên địa bàn tỉnh” của Sở Xây dựng TT-Huế do TS Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc, Chủ nhiệm đề tài; Đề tài nghiên cứu về công nghệ chế tạo cát nhân tạo (cát xây) thay thế cát tự nhiên”, ứng dụng cho công trình giao thông của Viện khoa học và công nghệ giao thông vận tải; Đề tài: Nghiên cứu sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên cho xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.