Chi tiết bài viết - Sở giao thông Vận tải

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 285

Tổng lượt truy cập: 333.225

Ngày 20/7/1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ xâm lược kết thúc thắng lợi, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Nam - Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7/1954). Ảnh: tư liệu.

Ngày 20/7/1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ xâm lược kết thúc thắng lợi, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, Quảng Trị nằm trên vĩ tuyến 17 chia làm hai khu vực: khu vực ở bờ Bắc sông Bến Hải gồm đại bộ phận của huyện Vĩnh Linh (gọi là khu vực Vĩnh Linh) được hoàn toàn giải phóng, cùng với các tỉnh, thành phố của miền Bắc nước Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội; khu vực ở bờ Nam sông Bến Hải gồm có: xã Vĩnh Liêm và 1/3 xã Vĩnh Sơn (của huyện Vĩnh Linh), các huyện: Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị (tỉnh lỵ) và Hải Lăng gọi là tỉnh Quảng Trị cùng với các tỉnh, thành phố của miền Nam nước Việt Nam trở thành nơi tập trung của quân Pháp, thuộc quyền kiểm soát của đối phương...

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Nam - Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7/1954). Ảnh: tư liệu.

Ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ có hiệu lực, Quảng Trị như hình ảnh của nước Việt Nam thu nhỏ, hai đơn vị hành chính là: Quảng Trị, khu vực Vĩnh Linh, với hai chế độ khác nhau, trong cùng một lúc phải đồng thời tiến hành hai cuộc cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.