Chi tiết bài viết - Sở giao thông Vận tải

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 358

Tổng lượt truy cập: 273.742

Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông

 

1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông: Căn cứ Quyết định số 330/QĐ-SGTVT ngày 04/4/2022 của Sở GTVT ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra và các Phòng chuyên môn thuộc Sở GTVT.

1.1. Chức năng: Phòng QLKCHTGT tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

a) Công tác quản lý sửa chữa đường bộ; quản lý đường thủy nội địa:

- Dự thảo văn bản trình UBND tỉnh quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, các đường khác theo quy định của pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính về lĩnh vực được giao quản lý;

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý, bảo trì: Xác định chủ trương, biện pháp sửa chữa, thẩm định hồ sơ thiết kế - dự toán, kết quả lựa chọn nhà thầu, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa do UBND tỉnh giao và các tuyến quốc lộ do Bộ GTVT uỷ thác quản lý. Thay mặt Sở, trực tiếp giám sát công tác sửa chữa thường xuyên và các công trình sửa chữa định kỳ theo quy định của pháp luật.

b) Công tác Quản lý hành lang an toàn giao thông:

- Chỉ đạo, kiểm tra công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông, đấu nối và các công trinh giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; bố trí lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thuỷ nội địa địa phương trong phạm vi được giao quản lý;

- Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở và chính quyền địa phương rà soát, tổng hợp số liệu vi phạm hành lang an toàn đường bộ, thông báo gửi UBND các huyện thành phố thực hiện công tác cưỡng chế giả tỏa hành lang an toàn đường bộ theo kế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt.

c) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, các đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Hệ thống đường tỉnh: Tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành văn bản xin ý kiến thỏa thuận của Bộ GTVT, sau khi có ý kiến thỏa thuận trình Chủ tịch UBND ban hành quyết định phân loại.

- Hệ thống đường huyện, đường xã: Thẩm định hồ sơ phân loại hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện trình, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành chấp thuận phân loại đường huyện, đường xã làm cơ sở UBND cấp huyện phê duyệt;

- Chủ trì thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa trong phạm vi quản lý;

- Phân loại đường thủy nội địa; công bố luồng, tuyến đường thủy nội địa theo thẩm quyền; phân cấp cho Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định của pháp luật. Chấp thuận chủ trương xây dựng cảng, bến thủy nội địa; công bố cảng thủy nội địa; cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo thẩm quyền;

- Tham mưu, đề xuất ý kiến đối với các dự án xây dựng công trình trên đường thủy nội địa địa phương và tuyến chuyên dùng nối với tuyến đường thủy nội địa địa phương theo quy định; cấp phép xây dựng trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa đang khai thác do địa phương quản lý hoặc Trung ương ủy thác quản lý;

- Tổ chức thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước tại bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.

d) Công tác giao thông nông thôn:

- Tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về công tác phát triển GTNT; công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ do địa phương quản lý; phối hợp với UBND cấp huyện phân loại, điều chỉnh hệ thống đường GTNT trình UBND tỉnh chấp thuận;

- Xây dựng dự thảo tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết, quyết định về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn và kế hoạch phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông để người dân hiểu và thực hiện nghiêm pháp luật bảo vệ công trình giao thông;

- Xây dựng kế hoạch phát động phong trào xây dựng, phát triển giao thông nông thôn; tổng hợp báo cáo, đề xuất, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc phát sinh trong công tác xây dựng GTNT;

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giao thông vận tải đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố (Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế - xã hội huyện Đảo Cồn Cỏ): Tham mưu công tác đầu tư phát triển giao thông nông thôn thông qua quy hoạch giao thông của các ngành, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo tổng kết, thi đua khen thưởng đối vói phong trào phát triển GTNT hằng năm;

- Chủ trì, phối hợp xây dựng, tham mưu cho Lãnh đạo Sở ban hành theo thẩm quyền về Hướng dẫn lập hồ sơ, thiết kế mẫu, trình tự thi công và quản lý đường giao thông nông thôn và hướng dẫn về thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí số 2 (Giao thông) theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hằng năm;

- Kiểm tra đôn đốc thực hiện công tác phát triển GTNT trong phạm vi toàn tỉnh; xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện công tác đào tạo cán bộ làm công tác GTNT cho các xã, phường, thị trấn.

d) Công tác khác:

- Dự thảo các văn bản bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn theo phân cấp của ngành thuộc lĩnh vực quản lý của phòng;

- Tham mưu, đề xuất, chủ trì tham gia xây dựng, theo dõi thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch B của Sở;

- Chủ trì thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ của phòng được giao về công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật;

- Thường trực công tác phòng chống lũ bão của Sở, ngành;

- Giải quyết thủ tục cấp giấy phép lưu hành xe siêu trường, siêu trọng, xe quá khổ, quá tải, xe bánh xích theo quy định. Thỏa thuận thiết kế, cấp giấy phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ, công trình thiết yếu, đấu nối, biển quảng cáo tạm thời trên các tuyến đường Tỉnh, đường đô thị thuộc phạm vi quản lý và tuyến Quốc lộ được Trung ương uỷ thác quản lý.

đ) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Sở giao.

1.3. Tổ chức của Phòng QLKCHTGT: Phòng gồm có Trưởng phòng, 03 chuyên viên (trong đó có 01 cán bộ biệt phái từ Ban QLBTGT).

2. Thông tin của Lãnh đạo Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông:

Họ tên

Chức danh

Số điện thoại

Email

Bùi Đức Thành

Trưởng phòng

0913.456.117

buiducthanh@quangtri.gov.vn